tam-nhin-phat-trien-cua-nganh-tieu-dung-ban-le-nam-2021

TRIỂN VỌNG NĂM 2021 VÀ RỦI RO CỦA NGÀNH TIÊU DÙNG BÁN LẺ

TRIỂN VỌNG

Nhu cầu kỳ vọng tăng trưởng trở lại trong Q4.2020 và năm 2021 nhờ:

Xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân sau đại dịch COVID-19: Người dân sẽ hạn chế hơn khi đi ra ngoài,
và tăng sử dụng mua hàng Online. Đây là kênh tiềm năng cho các công ty bán lẻ phát triển thương mại điện tử.

Xu hướng M&A trong ngành FMCG và Bán lẻ: Nhiều doanh nghiệp trong ngành tiêu dùng bán lẻ SME bị ảnh hưởng nặng nề từ COVID nên các doanh nghiệp lớn sẽ mở rộng được thị phần, M&A với các doanh nghiệp nhỏ khác với giá hợp lý.

Xu hướng cao cấp hóa: Trong trung và dài hạn 5-10 năm nữa, tầng lớp trung và thượng lưu sẽ gia tăng đáng kể từ đó các doanh nghiệp cần cao cấp các dòng sản phẩm để đáp ứng tập khách hàng mục tiêu này.

RỦI RO

Dịch bệnh sẽ là rủi ro lớn nhất đối với sự hồi phục của các thị trường:

Tâm lý e sợ tiêu dùng bên ngoài: Kênh truyền thống và hiện đại chưa hồi phục về mức trước dịch trong năm 2021 do tâm lý người dân vẫn e sợ việc tiêu dùng bên ngoài, từ đó ảnh hưởng tới tiêu dùng FMCG và cửa hàng bán lẻ vật lý.

Ảnh hưởng thời tiết: Ảnh hưởng của bão liên tục trong Tháng 10-11 ảnh hưởng lớn tới thu nhập hộ gia đình miền Trung và kinh doanh bán lẻ ở một số khu vực ảnh hưởng trực tiếp bão như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngải,…

Ưu tiên sản phẩm thiết yếu trước mắt: Thu nhập người dân đang dần phục hồi tuy nhiên sẽ thận trọng trong chi tiêu hơn trước, tập trung vào những sản phẩm thiết yếu hơn là sản phẩm xa xỉ.

PHỤC HỒI TRONG NGÀNH TDBL THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Tổng quan: Tiếp tục đà hồi phục sau dịch Covid – 19

Dưới tác động của đại dịch COVID-19, doanh thu bán lẻ Châu Á giảm mạnh -27% YoY vào T4/2020 do các chính phủ buộc phải thực  hiện GCXH. Tuy nhiên, đà phục hồi ngành bán lẻ dần trở lại sau khi kiểm soát được dịch COVID- 19, trong đó doanh thu bán lẻ giảm -8% trong T9/2020.

Một số quốc gia mở cửa lại  kinh tế sau đợt giản cách xã  hội đã tăng trưởng lại ngành  bán lẻ như: Việt Nam (+5%  YoY), Trung Quốc (+2% YoY),  Hàn Quốc (+2% YoY). Doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng tăng trưởng chuyển biến tích cực trong T9/20 + 2% sau khi sụt giảm -17% trong T3/20.

LK T10/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa Việt Nam đạt 4,108.8 ngàn tỷ đồng (+0.8% YoY). Tác động của dịch bệnh mạnh tới ngành vào T4/2020 (-27% YoY) và T8/2020 (+2% YoY) khi CP áp lệnh giãn  cách xã hội. 

tam-nhin-phat-trien-cua-nganh-tieu-dung-ban-le-nam-20212

XU HƯỚNG HÀNH VI TIÊU DÙNG THAY ĐỔI VIỆT NAM

tam-nhin-phat-trien-cua-nganh-tieu-dung-ban-le-nam-20213

Tăng trưởng theo ngành hàng: Ngành hàng thực phẩm đóng gói dẫn đầu tăng trưởng FMCG với tốc độ 2 chữ số. Tăng trưởng ngành hàng thức uống tăng tốc ở thành thị, trong khi đó vẫn chưa phục hồi ở khu vực nông thôn sau GCXH.

Tăng trưởng theo kênh bán hàng: Tăng trưởng dần “hạ nhiệt” ở tất cả các kênh bán lẻ. Online tiếp tục mở rộng thị phần về giá trị cũng như dẫn đầu về tăng trưởng sau GCXH.

Xu hướng M&A ngành tiêu dùng và bán lẻ: Dưới tác động của dịch COVID- 19, các doanh nghiệp nhỏ chịu tác động rất lớn do thiếu tài chính và đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục tăng thị phần bằng cách mua lại những công ty SME. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế trong trung và dài hạn.

Nhận phiên bản đầy đủ

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ gởi cho bạn tài liệu đầy đủ, miễn phí.

Nhận ngay

CONTACT US

Subscribe news

Copyright © 2022 by Konvoi.vn

We decided the new definition for KONVOITECH

RETAIL

REDISTRIBUTE

REVOLUTION