Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử (TMĐT) được đánh giá là “miếng bánh thơm” đầy sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

thi-truong-tiem-nang-ve-trang-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam1

Thực tế, trong năm 2014, số lượng các doanh nghiệp thương mại điện tử đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt là sự đổ bộ của các tên tuổi từ các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, cũng như các cuộc sát nhập, mua bán gây chú ý (Sendo & 123mua) đã khiến thị trường này trở nên chật chội và sôi động hơn bao giờ hết. Trong cuộc chiến khuếch trương tên tuổi, tranh giành thị phần trực tiếp giữa các thương hiệu trong ngành, người dùng được dịp chiêm ngưỡng các chương trình khuyến mãi khủng và đặc biệt là các chiến dịch truyền thông trực tuyến rầm rộ trong suốt năm vừa qua. Bài viết đưa ra phân tích về các hoạt động truyền thông dịp cuối năm của một số thương hiệu điện tử nổi bật trên thị trường (Lazada, Zalora, Tiki & Sendo) dưới góc độ Social Listening – số liệu do YouNet Media cung cấp.

Trong vòng 1 tháng qua, tất cả các thương hiệu kể trên đều có những hoạt động truyền thông mạnh mẽ để đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi và khuếch trương nhận biết. Biểu đồ buzz cho thấy các thương hiệu đều đẩy mạnh các hoạt động của mình từ tháng 11 để tiếp cận với nhu cầu của người dùng.

thi-truong-tiem-nang-ve-trang-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam2

Biểu đồ thể hiện diễn biến số Buzz của các thương hiệu từ tháng 9 – nay (18/12)

Biểu đồ trên cho thấy Lazada sở hữu số bàn luận ở các kênh forum cao nhất. Ngược lại, Tiki sở hữu một cộng đồng khá ổn định ở facebook, tiếp theo đó là Zalora. Và Sendo thì chưa thể hiện được nhiều.

Phân tích sâu hơn, các chỉ số trên thể hiện và liên quan chặt chẽ đến sự cộng hưởng của cộng đồng người dùng đối với các thương hiệu (Brand Resonance).

Cụ thể, Zalora định vị mình là thương hiệu trực tuyến dẫn đầu về thời trang. Và hoạt động mạnh mẽ nhất trong thời gian qua chính là đồng hành cùng Show truyền hình VietNam Next Top Model. Các chỉ số dưới đây phần nào chứng minh hiệu quả từ các hoạt động Brand Resonance của Zalora đang đi đúng hướng và thu về hiệu quả khá tốt.

Buzz chạm đỉnh vào ngày phát sóng VNNTM: trong đó các người mẫu chụp hình cùng trang phục của Zalora.

thi-truong-tiem-nang-ve-trang-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam5

Mặt khác, định vị chung là kênh mua sắm trực tuyến hàng đầu: Lazada cung cấp cho cộng đồng người dùng rất nhiều lựa chọn sản phẩm từ thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng đến công nghệ. Phục vụ cho chiến lược đó, Lazada tung ra các chương trình định kỳ để đẩy các mặt hàng khác nhau nhằm tạo nhận biết nhiều hơn về sự đa dạng.

Biểu đồ thể hiện số buzz của Lazada, và sự biến động buzz qua các chương trình Marketing

Tuy nhiên, khi đánh giá từ phía cộng đồng người dùng, sự cộng hưởng thương hiệu của Lazada là không thực sự cao. Cụ thể, hiện nay người dùng vẫn nhận biết Lazada như một nơi mua sắm các sản phẩm công nghệ trực tuyến. Mới đây, Lazada liên tục cho chạy các chương trình (seeding) để đẩy mạnh dòng hàng mỹ phẩm, tuy nhiên các chủ đề liên quan đến công nghệ ở các diễn đàn công nghệ vẫn là nơi nhắc đến Lazada nhiều nhất.

thi-truong-tiem-nang-ve-trang-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam7

Các kênh thông tin nhắc đến Lazada nhiều nhất.lazadacommentlazadacomment2

Sendo, dưới trướng ông lớn FPT, cũng chọn cho mình hướng đi cung cấp đa dạng các sản phẩm: nhất là trong thời gian gần đây, Sendo liên lục tung ra các chương trình giảm giá khủng về sản phẩm thời trang để thu hút chú ý, tuy nhiên các hoạt động chủ yếu là khuyến mãi (liên tục & quanh năm) là chưa đủ để tạo ra sự cộng hưởng và nhận biết mạnh mẽ cho người dùng.

Tiki khởi điểm là nhà bán lẻ và phân phối sách trực tuyến, thế nhưng trong năm 2014, thương hiệu này đã mạnh dạn thể hiện tham vọng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, cạnh tranh trực tiếp với Lazada và các thương hiệu khác khi không ngừng tung ra các chương trình khuyến mãi và truyền thông đặc biệt để đẩy mạnh nhận biết về sự đa dạng, nhất là các sản phẩm gia dụng và công nghệ.

thi-truong-tiem-nang-ve-trang-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam9

Tuy nhiên, hiện nay số lượng bàn luận liên quan đến “sách” của người dùng vẫn áp đảo và chiếm đa số trên tổng số bàn luận về Tiki. Điều này cho thấy việc đẩy mạnh cộng hưởng thương hiệu về sự đa dạng của Tiki chưa thực sự mang lại kết quả. Việc hình ảnh “nhà bán lẻ sách trực tuyến” đã ăn sâu và bám rễ trong tâm trí người dùng, đòi hỏi Tiki cần có một quá trình dài với nhiều hoạt động hơn nữa để đạt mục đích truyền thông.

thi-truong-tiem-nang-ve-trang-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam10

Thương mại điện tử Việt Nam: “Miếng bánh thơm” của nhà đầu tư!

Theo báo cáo của Nielsen tại VOBF 2017, 45% người dân Việt Nam tiếp cận internet với thời gian truy cập trung bình 2 giờ/ngày. Thêm vào đó, hội thảo Creative Commerce 2017 thống kê 91% người dân sở hữu điện thoại thông minh và nhận định sự nổi lên nhanh chóng của các thiết bị kết nối (smartphone, tablet). Đây là những yếu tố quan trọng góp phần chuyển dịch nhu cầu mua hàng trực tuyến.

Theo những điều kiện thuận lợi trên, thị trường TMĐT Việt Nam phát triển ổn định trong những năm gần đây và được kỳ vọng bứt phá trong tương lai. Theo Kantar Worldpanel (2017), thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn thể hiện sức hút và tiềm năng phát triển rất lớn. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thuộc top đầu thế giới với con số ổn định 35%/năm, chỉ đứng sau Thái Lan và Malaysia nhưng dẫn trước những quốc gia phát triển công nghệ như Trung Quốc, Hàn Quốc.

Nếu trong năm 2013, doanh thu từ các giao dịch trực tuyến chỉ đạt mức 2,2 tỷ USD thì 3 năm sau con số đã tăng lên 4 tỷ USD, chi tiêu bình quân khi mua hàng online tăng từ 120 USD/người lên 160 USD/người. Ông Trần Trọng Tuyến, Tổng thư ký Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, cho rằng tốc độ tăng trưởng của TMĐT tại Việt Nam có thể đạt đến 50% trong năm 2020, hứa hẹn là một mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà đầu tư. Nhận định của ông Tuyến hoàn toàn có cơ sở nếu thị trường vẫn thuận theo đà phát triển hiện tại, sự bùng nổ mạnh mẽ của TMĐT là điểu không khó đoán trong tương lai.

Cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử ngày càng hoàn thiện -Thanh toán trực tuyến đang ngày càng phổ biến

Theo số liệu từ ngân hàng nhà nước, số lượng thẻ ngân hàng phát hành đang tăng lên nhanh chóng, giá trị giao dịch thẻ tăng trưởng liên tục và ổn định. Tính đến 6/2017, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 121,5 triệu thẻ.

Thêm vào đó, hầu hết các ngân hàng đã tích hợp nhiều tính năng, ưng dụng thanh toán trực tuyến trực tiếp các dịch vụ như: tiền điện, tiền nước, bảo hiểm, phí viễn thông, giao thông, mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, theo xu hướng thị trường, hơn 76 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 39 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Có thể thấy, cơ sở hạ tầng đáp ứng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt đang dần hoàn thiện để đảm bảo các hoạt động thanh toán diễn ra an toàn và nhanh chóng.

Dịch vụ vận chuyển vẫn trong quá trình nâng cao chất lượng

Để hỗ trợ cho TMĐT Việt Nam phát triển vững chắc, ngày càng nhiều doanh nghiệp phục vụ dịch vụ vận chuyển gia nhập thị trường như Shipchung.vn, Giaohangtietkiem, Giaohangnhanh,…Ngoài ra, sự có mặt của dịch vụ vận chuyển theo yêu cầu (On-demand) – điển hình như Ahamove, kết nối xe tải dịch vụ với người dùng tương tự mô hình của Grab và Uber. Tất cả dịch vụ vận chuyển đã góp phần đẩy tốc độ quá trình luân chuyển hàng hóa, đáp ứng mong đợi của khách hàng, đồng thời tăng sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ mua sắm trực tuyến.

Dịch vụ hoàn tất đơn hàng “chớm nở”

Các quốc gia phát triển trên thế giới đã quen thuộc với dịch vụ hoàn tất đơn hàng (fulfillment) và dịch vụ này là nhân tố sống còn trong những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Đây cũng được xem là giải pháp trong kinh doanh cả trong nước lẫn quốc tế của các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, Target, Walmart,…. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của VECOM, khái niệm fulfillment đối với người Việt Nam vẫn còn mới mẻ trong giai đoạn trước năm 2016. Từ sau năm 2016, dịch vụ này mới dần được biết đến, tìm hiểu và khai thác do yêu cầu bắt buộc đến từ sự phát triển của thương mại điện tử.

KẾT LUẬN:

Cuối năm được cho là “thời điểm vàng” của các doanh nghiệp thương mại điện tử khi mà nhu cầu mua sắm của người dùng tăng cao nhất (60-70% so với bình thường). Dưới sức ép cạnh tranh từ thị trường ngày càng chật chội, chắc hẳn các cuộc “chạy đua vũ trang” trên mặt trận truyền thông trực tuyến của các thương hiệu sẽ càng trở nên gay cấn, hấp dẫn và sôi động hơn bao giờ hết.

Nguồn tổng hợp

Tại KONVOI – Chúng tôi tư vấn cho bạn dựa vào những con số và thực tiễn, đồng thời đưa ra các phương án chiến lược đã được chứng minh. Hiểu thị trường và hành vi khách hàng cũng như insight của ngành hàng sẽ giúp bạn chiến thắng trước những bài toán khó khăn. Chúng ta cùng nhau làm việc để doanh nghiệp của bạn Bán Nhiều Hàng & Tăng Lợi Nhuận với một vị thế bán hàng độc tôn tại thị trường FMCG.

KONVOI.VN – Chuyên gia lĩnh vực phân phối bán lẻ

Phone: 028 3937 1800

Email: contact@konvoi.vn

Địa chỉ: 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết liên quan:

Bài viết mới nhất

Tài liệu và báo cáo mới nhất

Giải pháp nâng cao doanh số

Chúng tôi giúp bạn tiết kiệm nguồn lực doanh nghiệp,
mang lại lợi thế cạnh tranh tốt hơn.

Câu chuyện thành công

Bán hàng là điều quyết định thành công của doanh nghiệp.
Hãy xem chúng tôi đã làm như thế nào.

Bạn có câu hỏi?

Hãy để chúng tôi giúp bạn.

Cơ hội làm việc

Hãy cùng chúng tôi tạo ra khác biệt.

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

  • 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phone: (+8428).3937.1800
  • Email: seth.tran@3re.vn

ĐĂNG KÝ BẢN TIN

Copyright © 2021 by Konvoi.vn

We decided the new definition for KONVOITECH

RETAIL

REDISTRIBUTE

REVOLUTION